Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Vai trò của Insulin đối với bệnh tiểu đường

1. Insulin là gì?
Tuyến tụy (the pancreas) là một loại tuyến. Tuyến này nằm ở xoang bụng, đằng sau dạ dày. Tuyến tụy có thể chế tạo nhiều chất trong đó có các en-zim (enzymes) có thể giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, và các hormon (hormones) có thế điều hòa mức đường glucos. Insulin là một loại hóc môn do các tế bào của tuyến tụy tạo ra.


2. Công dụng của insulin
- Insulin là chất cơ thể không thế không có đế biến glucos ra năng lượng. Lượng insulin cần thiết lại do lượng đường trong máu quyết định. Nếu khi hàm lượng đường glucos trong máu đạt tới mức quân bình nhất định thì chất insulin được phóng thích ra.
- Chất này làm công việc "mở cửa" các tế bào gan, bắp thịt và chất béo để chất glucos lọt vào các tế bào này và trong tình trạng bình thường, chỉ trong vòng 2 giờ thì lượng glucos dư trong máu có thể thâm nhập các tế bào chứ không còn sót lại trong máu nữa.
 - Nhưng nếu cơ thể một cá nhân không sinh sản đủ chất insulin hay chất insulin của đương sự không hoạt động hữu hiệu bình thường, thì các tế bào vốn đóng kín chẳng có cách nào mở ra được nên đường glucos tồn đọng trong huyết dịch và đương sự sẽ mắc bệnh tiểu đường.

Khi chất insulin thiếu hay tác dụng của nó suy giảm, yếu đi, có thể dẫn tới một số vấn đề như sau.
- Có đường ở máu cao
Vì chất đường glucos chưa có thể chuyến thành năng lượng nên lượng đường ở máu tăng lên cao.
- Năng lượng dự trữ của cơ thể bị phóng thích.
Vì không có đủ chất insulin đế biến đổi glucos thành năng lượng, cơ thể không thể không vận dụng lượng dường dự trữ và chất béo. Điều này đưa đến sự sút giảm thể trọng (giảm ký).
- Nước tiểu có đường:
Tình trạng thông thường xảy ra là thận sẽ hấp thu lượng đường glucos nó phải lọc đế tránh lượng chất này đi vào nước tiểu. Nhưng nếu lượng đường ở máu quá cao đưa đến tình trạng thận không thế đãi lọc ra toàn bộ lượng đường glucos thì đường sẽ xuất hiện ở nước tiểu.
Phần trên đã trình bày khi hệ thống hóa học của cơ thể hỗn loạn có thể đưa tới tình trạng chứng trạng lượng đường trong máu tăng cao rõ ràng.


• Đường trong máu quá cao đưa tới lượng nước tiểu gia tăng.
• Vì lượng nước tiểu gia tăng cơ thể cần có nhiều nước đ bù đắp nên miệng có cảm giác khát nước.
• Trong nước tiểu có một lượng đường lớn nên xung quanh bộ phận sinh dục dễ bị nhiễm khuẩn và phát viêm.
• Lượng huyết đường cao làm thủy tinh thể của con mắt hơi biến dạng có thể đưa tới tình trạng thị lực tạm thời không rõ.
• Lượng chất béo dự trữ giảm đi nên khiến thể trọng giảm đi.

Nếu bệnh nhân bị huyết đường cao lâu ngày, lúc đó sẽ đưa tới hậu quả nhiều huyết quản thuộc các vị trí khác nhau trong cơ thể bị tổn hại và nơi tổn hại nhiều nhất là mắt, thần kinh, thận như thế bệnh tình lâu đã dẫn đến các chứng trạng tường thuật ở chương 9.

Nên nhớ! Cách giảm thiểu tốt nhất các chứng trạng sau này do bệnh tiểu đường phát sinh là giữ cho mức huyết đường ổn định ở gần mức bình thường.